Đối mặt với không ít khó khăn và thách thức do sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và trong nước, song trước những nỗ lực của Chính phủ, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực, đạt được những kết quả rất khả quan, tạo tiền đề cho sự phát triển của các năm tiếp theo. Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam đã có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định của kinh tế vĩ mô. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng, các giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khốn cũng đã được triển khai và thu được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể như sau: Chỉ số VN Index tăng 22%, chỉ số HNX Index tăng gần 19% so với cuối năm 2012 và Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia có TTCK với mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2013, TTCK Việt Nam có mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012) tương đương 31% GDP với quy mô giao dịch bình quân mỗi ngày đạt 2.578 tỷ đồng/ngày, tăng 31% so với năm 2012. Trong năm 2013, mặc dù cịn rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn qua TTCK của các doanh nghiệp, tổng giá trị huy động vốn trên thị trường ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2012; quy mô huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2012).
Với những nỗ lực không ngừng, Trung tâm Lưu ký Chứng khốn Việt Nam (TTLKCK) đã góp phần quan trọng cho sự vận hành an tồn, liên tục và hiệu quả của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Đối với TTLKCK, năm 2013 được coi là một mốc quan trọng, mở đầu cho những bước tiến mạnh mẽ cả về cơ cấu tổ chức lẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ. Trung tâm đã tập trung vào những giải pháp sau: (i) Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cho sự vận hành an tồn, hiệu quả và thông suốt của thị trường; (ii) Ban hành và sửa đổi một số quy chế, nghiệp vụ của TTLKCK và các quy trình xử lý nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ cụ thể để phù hợp với những vấn đề thực tế phát sinh của thị trường và định hướng phát triển trong tương lai; (iii) Thực hiện và nghiên cứu triển khai các dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và sự phát triển không ngừng của thị trường; (iv) Tiếp tục xây dựng các đề xuất nhằm cải tiến các dịch vụ sau giao dịch theo hướng áp dụng các thông lệ quốc tế, mang lại sự an tồn cũng như tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư đối với TTCK, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi (ĐTNN); (v) Cải thiện hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) giúp nâng cao hiệu quả và tốc độ xử lý nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu mở rộng cung cấp các dịch vụ mới, đồng thời tăng cường tính bảo mật và an tồn cho hệ thống.
Năm 2013 - những kết quả đáng ghi nhận
Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo vận hành thị trường an tồn, hiệu quả và thông suốt
Hoạt động đăng ký chứng khốn và thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khốn
Tính đến ngày 16/12/2013 đã có xấp xỉ 8 tỷ chứng khốn được đăng ký tại TTLKCK, trong đó có hơn 2,9 tỷ chứng khốn đăng ký lần đầu tại Trung tâm. Đặc biệt, kể từ ngày 01/3/2013 khi Quyết định số 56/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước (UBCKNN) có hiệu lực, TTLKCK đã thực hiện chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch cho hơn 4.300 trường hợp với tổng số chứng khốn chuyển nhượng là hơn 845 triệu chứng khốn.
Để đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu chứng khốn đăng ký, lưu ký tại TTLKCK, trong năm 2013, Trung tâm đã phối hợp cùng các tổ chức phát hành và thành viên lưu ký thực hiện 2.283 đợt thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khốn. Trong đó, thanh tốn cổ tức bằng tiền cho cổ phiếu là 656 đợt, thanh tốn lãi và vốn gốc trái phiếu là 409 đợt với tổng giá trị thanh tốn hơn 123 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động lưu ký chứng khốn Tính đến ngày 16/12/2013, tổng số chứng khốn lưu ký tại TTLKCK là gần 31 tỷ chứng khốn, tăng gần 15% so với con số khoảng 27 tỷ chứng khốn tại thời điểm 31/12/2012. Trong đó, số lượng cổ phiếu lưu ký là trên 23 tỷ cổ phiếu, chiếm gần 76% trên tổng số chứng khốn lưu ký tại Trung tâm.
Hoạt động bù trừ và thanh tốn chứng khốn TTLKCK đã thực hiện thanh tốn an tồn, đúng hạn cho các giao dịch chứng khốn trên cả 2 Sở Giao dịch Chứng khốn (SGDCK) với giá trị đạt khoảng gần 800 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 30% so với mức gần 600 nghìn tỷ đồng năm 2012. Bên cạnh đó, trong năm 2013, Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ hiệu quả cho các thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh tốn tiền giao dịch chứng khốn, giúp đảm bảo cho TTCK vận hành liên tục và hiệu quả.
Hoạt động quản lý thành viên Là cánh tay nối dài của cơ quan quản lý, TTLKCK luôn cố gắng hỗ trợ tối đa thành viên trong quá trình xử lý các hoạt động nghiệp vụ cũng như tuân thủ đúng các quy định liên quan nhằm tăng cường hoạt động giám sát cho tồn thị trường để tăng tính an tồn, minh bạch và bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Trong năm 2013, TTLKCK cấp mới 05 Giấy chứng nhận thành viên mở tài khoản trực tiếp cho 05 ngân hàng thương mại (NHTM); 01 Giấy chứng nhận thành viên lưu ký cho 01 công ty chứng khốn (CtyCK); cấp mới 01 Giấy chứng nhận chi nhánh hoạt động lưu ký; 68 lần cấp Giấy chứng nhận thành viên sửa đổi và 09 lần cấp Giấy chứng nhận chi nhánh hoạt động lưu ký sửa đổi cho thành viên do thay đổi thông tin đã đăng ký. Ngồi ra, TTLKCK cũng nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo và xử lý, đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký và hoạt động bù trừ và thanh tốn giao dịch chứng khốn đối với các thành viên vi phạm Quy chế nghiệp vụ của TTLKCK. Bên cạnh đó, TTLKCK thường xuyên thực hiện các buổi tập huấn về nghiệp vụ cho thành viên lưu ký nhằm phổ biến các quy định cho nhân viên nghiệp vụ của các thành viên cũng như cập nhật những thông tin mới nhất để việc xử lý nghiệp vụ của các thành viên đạt được hiệu quả cao. Có thể nói, những nỗ lực về công tác quản lý thành viên của TTLKCK đã thực sự góp phần đảm bảo cho việc tuân thủ quy định cũng như công tác xử lý nghiệp vụ của thành viên được nâng cao một bước.
Hoạt động cấp mã số cho nhà ĐTNN Với mục tiêu hỗ trợ cho nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam một cách dễ dàng và thuận lợi nhất, TTLKCK đã thực hiện xử lý hồ sơ xin cấp mã số giao dịch đúng quy định và quy trình, tạo thuận lợi cho nhà ĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam. Tính đến ngày 16/12/2013, TTLKCK đã cấp mã số giao dịch chứng khốn cho 16.704 nhà ĐTNN, trong đó có 2.260 nhà đầu tư tổ chức và 14.444 nhà đầu tư cá nhân. Riêng trong năm 2013, có 703 nhà đầu tư được cấp mã số giao dịch chứng khốn, tăng gần 63% so với 432 nhà đầu tư được cấp mã số giao dịch chứng khốn năm 2012.
Ban hành và sửa đổi một số quy chế nghiệp vụ của TTLKCK và các quy trình xử lý nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ cụ thể để phù hợp với những vấn đề thực tế phát sinh của thị trường
Trước những thay đổi liên tục của thị trường, để linh hoạt xử lý các tình huống mới, đảm bảo sự vận hành hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho các thành viên cũng như nhà đầu tư tham gia, TTLKCK đã ban hành và sửa đổi, bổ sung các quy chế nghiệp vụ của Trung tâm, cụ thể:
- Thực hiện sửa đổi Quy chế lưu ký, tập trung vào một số nội dung về: Điều chỉnh thông tin người đầu tư; Rút chứng khốn theo yêu cầu của người sở hữu chứng khốn; Chuyển khoản chứng khốn theo yêu cầu của khách hàng và chuyển khoản chứng khốn là giấy tờ có giá. Những điểm sửa đổi liên quan đến Quy chế lưu ký của TTLKCK đảm bảo tuân thủ đúng theo các văn bản pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khốn và Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh tốn, bù trừ ban hành kèm theo Quyết định 87/2007/ QĐ-BTC, Thông tư 213/2012/TTBTC ngày 6/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam và những sửa đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người sở hữu chứng khốn lưu ký thực hiện các quyền lợi và nghóa vụ của mình. Đặc biệt, việc sửa đổi yêu cầu về rút chứng khốn đã cho phép tổ chức phát hành trực tiếp cấp và giao lại cho người đầu tư căn cứ và văn bản xác nhận sở hữu chứng khốn rút lưu ký của người đầu tư của TTLKCK. Điều này đã giúp tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục và rủi ro có thể phát sinh cho nhà đầu tư do TTLKCK sẽ hạch tốn giảm ngay số chứng khốn này trên tài khoản lưu ký khi thực hiện xác nhận thông tin người sở hữu rút chứng khốn lưu ký thay vì phải chờ đến khi nhận được giấy chứng nhận sở hữu từ tổ chức phát hành như trước đây.
- Thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế thành viên để phù hợp với thực tế phát sinh, giúp nâng cao trách nhiệm của thành viên lưu ký và hạn chế việc hủy thanh tốn, đóng góp vào sự an tồn và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của thị trường. Bên cạnh đó, sau khi các cơ quan quản lý ban hành các văn bản pháp quy về chứng khốn và TTCK như Thông tư số 213/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định số 56/QĐ-UBCK của UBCKNN về Quy chế chuyển quyền sở hữu chứng khốn công ty đại chúng chưa, không niêm yết, đăng ký giao dịch trên SGDCK và hoạt động của nhà đầu tư, TTLKCK đã chủ động xây dựng các quy chế và quy trình nội bộ cho những hoạt động nêu trên để hướng dẫn những đối tượng có liên quan dễ dàng tuân thủ và xử lý công việc chuyên môn theo đúng quy định pháp luật.
Thực hiện và nghiên cứu triển khai các dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và sự phát triển không ngừng của thị trường
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của thị trường, đồng thời với mục tiêu không ngừng cung cấp các dịch vụ mới, tiện ích và hiệu quả cho hoạt động của TTCK, trong năm qua, TTLKCK đã mở rộng việc thực hiện và nghiên cứu triển khai những sản phẩm dịch vụ sau:
Theo Thông tư số 183/2011/ TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở, TTLKCK là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ được cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng và dịch vụ quản trị quỹ cho các Quỹ mở. Tuy đây không phải là mảng dịch vụ chính trong chức năng, nhiệm vụ hiện nay của TTLKCK nhưng Trung tâm quyết định tham gia vào việc cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho Quỹ mở với mục đích đem lại những lợi ích chung cho thị trường, giảm thiểu các chi phí cho nhà đầu tư và những bên liên quan, giúp cho các công ty quản lý quỹ (CtyQLQ) có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ và giúp thành viên tham gia trên thị trường có thể tham gia sâu, rộng vào hoạt động dịch vụ liên quan đến Quỹ mở. Theo đó, TTLKCK đã tập trung nghiên cứu về quy trình thực hiện và hệ thống công nghệ để triển khai dịch vụ này. Với những lợi thế sẵn có về kinh nghiệm từ quá trình xây dựng hệ thống của TTLKCK cùng với kiến thức và kinh nghiệm từ sự hỗ trợ của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, TTLKCK đã hồn thiện các nội dung công việc liên quan để cung cấp dịch vụ này.
Phạm vi dịch vụ đại lý chuyển nhượng mà TTLKCK cung cấp cho Quỹ mở gồm các công việc: Mở/ đóng tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở cho nhà đầu tư; Theo dõi và quản lý hệ thống các tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở của nhà đầu tư, bao gồm tài khoản trực tiếp và đại lý ký danh; Ghi nhận, kiểm tra và xử lý việc đăng ký đặt mua chứng chỉ quỹ phát hành lần đầu, các lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư khi giao dịch chứng chỉ quỹ định kỳ; Lập sổ lệnh lưu trữ đầy đủ thông tin về các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư; Nhận thông tin về giá trị tài sản rịng (NAV), NAV/ đơn vị quỹ, thông tin về số lượng chứng chỉ quỹ/số tiền có thể thanh tốn tối đa từ CtyQLQ hoặc từ tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ (trường hợp được CtyQLQ ủy quyền) để làm căn cứ tính tốn kết quả giao dịch; Lập và quản lý sổ đăng ký nhà đầu tư chính (sổ chính), ghi nhận thông tin về người sở hữu chứng chỉ quỹ; Cập nhật, xác nhận thông tin về sở hữu của nhà đầu tư trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và trên sổ chính do thực hiện lệnh mua, bán, chuyển đổi do nhận phân bổ lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, chuyển quyền sở hữu do thừa kế, tặng, cho; Cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản, thống kê giao dịch theo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho CtyQLQ để cung cấp cho nhà đầu tư và cung cấp thông tin về số dư tài khoản cho nhà đầu tư khi có yêu cầu từ nhà đầu tư; Tổ chức thực hiện cho người sở hữu chứng chỉ quỹ bao gồm lập danh sách người sở hữu chứng chỉ quỹ được hưởng quyền, tính tốn và phân bổ quyền cho nhà đầu tư theo tỷ lệ do CtyQLQ thông báo.
Trong năm 2013, TTLKCK đã trình UBCKNN dự thảo Đề án và Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khốn (SBL - Securities Borrowing and Lending) tại Trung tâm. Thông qua việc chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cơ quan quản lý, TTLKCK mong muốn xây dựng một thị trường SBL tập trung, có quản lý và giám sát thông qua Hệ thống SBL tại Trung tâm để các thành viên thị trường dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện các giao dịch vay, cho vay chứng khốn một cách chính thống nhằm đảm bảo lợi ích, giảm chi phí cho các bên tham gia. Đồng thời, hệ thống này sẽ góp phần hạn chế hoạt động cho vay ngầm cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý thị trường của cơ quan quản lý. Việc xây dựng Hệ thống SBL trước mắt hướng tới việc hỗ trợ các tổ chức đủ tiêu chí làm thành viên lập quỹ hốn đổi danh mục (ETF - Exchange Traded Fund) có đủ chứng khốn để góp vốn và thực hiện giao dịch của ETF theo quy định hiện hành; hỗ trợ thanh tốn giao dịch chứng khốn trong trường hợp thành viên của TTLKCK do sửa lỗi dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khốn để thanh tốn. Để vận hành hệ thống SBL, TTLKCK dự kiến sẽ thực hiện các chức năng như: làm trung gian kết nối giữa bên cho vay và bên vay chứng khốn để thực hiện các giao dịch phù hợp với quy định pháp luật; Ban hành các quy định và quản lý hoạt động vay và cho vay chứng khốn đối với các tổ chức tham gia vào hệ thống SBL; Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc thực hiện SBL bao gồm: tổ chức hệ thống SBL, thực hiện chuyển giao chứng khốn giữa các bên vay và cho vay, định giá và quản lý tài sản thế chấp, xác định quyền liên quan đến chứng khốn của các bên vay và cho vay có liên quan và thực hiện chuyển giao theo thỏa thuận của các bên, quản lý việc sử dụng chứng khốn
vay trên hệ thống SBL theo đúng mục đích và quy định hiện hành.
Ngồi ra, thực hiện Thông tư 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ ETF, TTLKCK cũng đã trình UBCKNN dự thảo quy chế về hoạt động giao dịch, hốn đổi, đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh tốn và thực hiện quyền đối với chứng chỉ quỹ ETF. Theo đó, về cơ bản TTLKCK sẽ cung cấp những dịch vụ liên quan đến việc phong tỏa chứng khốn cơ cấu góp vốn lập quỹ; hoạt động đăng ký chứng chỉ quỹ ETF; thực hiện giao dịch hốn đổi sơ cấp; lưu ký, thanh tốn bù trừ và thực hiện quyền chứng chỉ quỹ ETF
Tiếp tục xây dựng các đề xuất để dịch vụ sau giao dịch từng bước được thực hiện theo thông lệ quốc tế, mang lại sự an tồn cũng như tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư đối với TTCK, đặc biệt là các nhà ĐTNN
Tiến tới việc thực hiện các dịch vụ sau giao dịch theo tiêu chuẩn quốc tế, đem lại sự an tồn và hiệu quả cho các thành viên thị trường, TTLKCK tiếp tục hồn chỉnh các công việc liên quan đến Đề án chuyển chức năng thanh tốn tiền giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP) từ NHTM sang Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong tháng 11/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện Đề án này. Việc chuyển chức năng thanh tốn tiền giao dịch TPCP sang NHNN phù hợp với thông lệ quốc tế và điều này sẽ tạo tiền đề để hình thành mô hình kết nối TTCK Việt Nam với các TTCK trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, cũng giúp đảm bảo an tồn hệ thống thanh tốn giao dịch chứng khốn và an tồn hệ thống tài chính, nâng cao khả năng giám sát của cơ quan quản lý, bảo đảm hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và an tồn, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.
Một công việc quan trọng khác của TTLKCK trong năm 2013 là tiến hành nghiên cứu tiền khả thi đối với mô hình đối tác thanh tốn trung tâm (CCP) ở Việt Nam. Đây là mô hình đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng bởi nó có khá nhiều điểm ưu việt như: giúp cải thiện và nâng cao cơ chế phịng ngừa và quản lý rủi ro đối tác; tăng hiệu quả và ổn định của TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung; các cơ chế phịng ngừa rủi ro của CCP rất thích hợp để hỗ trợ phát triển thị trường phái sinh cũng như phát triển các sản phẩm mới, hiện đại, tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường; tăng tính minh bạch của thị trường, tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động xuyên biên giới, liên kết khu vực.
Cải thiện hệ thống CNTT giúp nâng cao hiệu quả và tốc độ xử lý nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu mở rộng, cung cấp các dịch vụ mới, đồng thời tăng cường tính bảo mật cho hệ thống
TTLKCK luôn luôn coi hệ thống CNTT là yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả, tăng tính an tồn và chất lượng hoạt động ngày càng tốt hơn đối với các dịch vụ nhằm đáp ứng việc mở rộng các sản phẩm và dịch vụ mới. Trong năm 2013, Trung tâm tiếp tục nâng cấp hệ thống CNTT để hỗ trợ cho các mảng dịch vụ mới như phân hệ đại lý chuyển nhượng cho Quỹ mở, bổ sung các chức năng nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động SBL và hốn đổi, đăng ký, lưu ký, thanh tốn, bù trừ và thực hiện quyền đối với chứng chỉ quỹ ETF.
Bên cạnh đó, TTLKCK cũng đang thực hiện xây dựng Hệ thống cổng giao tiếp trực tuyến (STP) theo tiêu chuẩn ISO 15022. Có thể nói đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đưa hệ thống CNTT lên một bước phát triển mới. Khi hồn thành, hệ thống này sẽ góp phần tạo ra những lợi ích sau: đảm bảo được tính đồng bộ về dữ liệu nghiệp vụ trên hệ thống giữa TTLKCK và các thành viên, hạn chế tối đa rủi ro trong việc truy xuất thông tin nghiệp vụ từ phía thành viên tới hệ thống của Trung tâm; hướng tới tuân thủ chuẩn quốc tế về việc kết nối trao đổi thông tin nhằm tạo thuận lợi cho các thành viên của TTLKCK chủ động phát triển hệ thống nhằm tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ với Trung tâm và hỗ trợ thành viên cũng như nhà đầu tư có thể tái sử dụng các chuẩn tin này khi trao đổi với các chủ thể cung cấp dịch vụ khác, đặc biệt là các ngân hàng lưu ký nước ngồi và các CtyCK cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư quốc tế. Ngồi ra, điều này cũng tạo thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ mới của TTLKCK tới các thành viên cũng như các tổ chức tài chính trong và ngồi nước.
Năm 2014 - tiến tới nâng cao chất lượng và quy mô hoạt động Có thể nói năm 2013, dù bối cảnh kinh tế nói chung và TTCK nói riêng cịn nhiều khó khăn và thách thức, song với những nỗ lực và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo UBCKNN, sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các đơn vị có liên quan, TTLKCK đã không ngừng cố gắng đạt được nhiều kết quả tích cực, từ việc hồn thiện các quy chế nghiệp vụ, tăng cường hệ thống CNTT, đến việc nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương làm cơ sở cho việc trao đổi những kinh nghiệm nghiệp vụ và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ trong thời gian tới.
Theo dự báo, kinh tế và thị trường tài chính trong nước và quốc tế năm 2014 sẽ cịn nhiều khó khăn, thách thức và cũng để chuẩn bị cho sự phát triển ngày càng cao của TTCK, TTLKCK sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: (i) Hồn thành việc xây dựng chiến lược phát triển của TTLKCK đến năm 2020; (ii) Tiếp tục hồn thiện các văn bản hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ thực tế phát sinh, triển khai dịch vụ SBL và giao dịch hốn đổi, đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh tốn và thực hiện quyền đối với chứng chỉ quỹ ETF trên cơ sở phê duyệt của UBCKNN; (iii) Triển khai đề án chuyển chức năng thanh tốn tiền giao dịch TPCP từ NHTM sang NHNN theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, NHNN và UBCKNN; (iv) Thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc triển khai mô hình CCP và cơ chế thanh tốn và quản lý rủi ro đối với giao dịch chứng khốn phái sinh; (v) Chính thức vận hành Hệ thống STP theo tiêu chuẩn ISO 15022 và những cải tiến khác đối với hệ thống CNTT giúp tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về việc kết nối trao đổi thông tin, từ đó tạo thuận lợi cho các thành viên của TTLKCK và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, TTLKCK cũng sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về việc cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng, góp phần đưa TTCK Việt Nam vận hành theo đúng xu hướng phát triển của TTCK các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mong rằng với những mục tiêu và giải pháp trên, dựa trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong năm 2013 và những năm trước đó cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và kịp thời của các cơ quan quản lý cấp trên, TTLKCK sẽ tiếp tục đạt được những thành quả mới, đóng góp tích cực cho sự phát triển an tồn, hiệu quả, bền vững và thông suốt của TTCK.