Thị trường carbon tập trung (Compliance Carbon Markets - CCM) hay còn được gọi là Hệ thống giao dịch phát thải (Emissions Trading Systems - ETS) hoạt động tuân theo các quy định mua bán phát thải (Cap and Trade), quy định lượng CO2 tối đa mà chủ sở hữu được phép thải ra. Giá trị của các khoản tín dụng của thị trường carbon tập trung ước tính từ 700 tỷ USD đến 800 tỷ USD mỗi năm, lớn hơn nhiều so với thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon markets - VCM), chỉ khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính phủ theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước và làm tham chiếu về lãi suất cho các thị trường tài chính và hàng hóa của nền kinh tế. Nhằm phát huy hiệu quả của kênh huy động vốn từ trái phiếu chính phủ, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển thị trường an toàn, bền vững.
2023 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tuy nhiên, đây cũng là năm tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, tác động đến quan hệ hợp tác, cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã tăng cường quan hệ hợp tác sâu sắc và toàn diện, thể hiện tính chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Những kết quả này là cơ sở, động lực để ngành Tài chính tiếp tục nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác tài chính và hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài chính trong thời gian tới.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đây là quá trình tất yếu, phù hợp với tiến trình chuyển đổi từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu để doanh nghiệp nhà nước thực sự khẳng định vai trò then chốt của kinh tế nhà nước. Bài viết này đánh giá thực trạng quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước từ năm 2011 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.