Tầm quan trọng của giáo dục nhà đầu tư (NĐT) và nâng cao trình độ tài chính (the importance of investor education and financial literacy)
Các chương trình giáo dục NĐT và tăng cường kiến thức tài chính chất lượng cao có thể giúp mang lại cho khách hàng1 và NĐT cá nhân nhiều lợi ích, bao gồm việc có được nhiều thông tin hơn cho quyết định đầu tư hay tiết kiệm, kỹ năng tốt hơn trong lập kế hoạch tài chính và hưu trí, mức độ tài chính tòan diện2 cao hơn, cũng như tăng cường thêm lòng tin và sự tham gia trên thị trường chứng khóan (TTCK). (Highquality investor education and financial literacy programs can help provide financial consumers and retail investors with a wide range of benefits, including more informed saving and investment decision-making, better financial and retirement planning skills, higher levels of financial inclusion, as well as greater confidence and higher participation in the securities markets).
Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố, rào cản về tâm lý, xã hội và nhận thức có thể cản trở mọi người sử dụng kiến thức thu nhận được vào việc đưa ra những lựa chọn tài chính hợp lý và thỏa đáng. (Nonetheless, there is a range of cognitive, social and psychological factors or barriers that may prevent people from using their newly acquired knowledge to make satisfactory or rational financial choices). Kinh tế học hành vi đã xác định được những rào cản này, trong các tài liệu khoa học được gọi là THÀNH KIẾN, thường phát sinh từ việc sử dụng phương pháp phỏng đóan nhằm đơn giản hóa quá trình ra quyết định. (Behavioural economics has identified these barriers, known as BIASES in the scientific literature, which often arise from the use of heuristics to simplify the decisionmaking process).
Khoa học về hành vi tập trung vào cách thức con người tư duy và hành động, dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ nhiều môn khoa học xã hội, như kinh tế học, tâm lý học, nhân chủng học, sư phạm, xã hội học và tiếp thị xã hội. (Behavioural sciences focus on the way people think and behave, based on empirical evidence from a range of social sciences, such as economics, psychology, anthropology, pedagogy, sociology, and social marketing). Kết quả là, các kiến thức thu nhận được có thể được sử dụng để giúp vượt qua các thành kiến và phát triển hoạt động đào tạo nhà đầu tư đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và các sáng kiến tăng cường trình độ tài chính cho công chúng đầu tư. (Consequently, the insights generated may be used to help overcome biases and develop simple, sometimes low-cost, and effective investor education and financial literacy initiatives for public investors).
Định nghĩa nhận thức hành vi (Behavioural insights definition)
OECD3 coi nhận thức hành vi là một trong ba nguyên tắc, bên cạnh khoa học hành vi và kinh tế hành vi, “kết hợp các chiến lược kinh tế truyền thống với các kiến thức về tâm lý học, khoa học về nhận thức và các bộ môn khoa học xã hội khác để tìm ra những yếu tố “bất hợp lý” tác động đến việc ra quyết định”. (The OECD considers behavioural insights as one discipline in a family of three, along with behavioural sciences and behavioural economics, “which mix traditional economic strategies with insights from psychology, cognitive science and other social sciences to discover the many “irrational” factors that influence decision making”).
Khoa học về hành vi phân tích các quy trình làm cơ sở cho hành vi của con người cũng như việc ra quyết định. (Behavioural sciences analyse the processes underlying human behaviour and decision-making). Nó liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống con người, ví dụ như hạnh phúc, sự tử tế, sức khỏe, ứng xử xã hội, xu hướng ủng hộ, giáo dục, hành vi tiêu dùng và việc ra quyết định. (They address many different aspects of human life, such as happiness, wellbeing, health, social behaviour, voting preferences, education, consumer behaviour, and decision-making).
Hành vi tiêu dùng, giáo dục NĐT và trình độ tài chính (Consumer behavior, investor education, and financial literacy)
Ngày nay, các thị trường tài chính trở nên ngày càng phức tạp hơn đối với đại bộ phận người tiêu dùng và NĐT cá nhân, đó là do các phát kiến về kỹ thuật và các sản phẩm tài chính phức tạp. (Nowadays the financial marketplace is much more complex for the average consumer and retail investor, due to technological innovations and sophisticated financial products). Người tiêu dùng tài chính có nhiều cơ hội hơn trong việc quản lý tiền của mình, nhưng mức độ phức tạp tăng lên cũng khiến họ dễ vướng phải hành vi lừa đảo tài chính hay dẫn đến các quyết định tài chính thiếu khôn ngoan. (Consumers have more opportunities to manage their finances, but increased complexity makes them more vulnerable to financial fraud and more prone to unwise financial decisions).
Trình độ hiểu biết về tài chính giúp NĐT có được hành vi tài chính có lợi hơn, ví dụ như lập kế hoạch đầu tư, tiết kiệm, sử dụng hợp lý các khoản tín dụng và các sản phẩm tài chính khác, đồng thời nhận thức rõ ràng về rủi ro. (Financial literacy leads to welfare-improving financial behaviour such as investment planning, saving, appropriate use of credit and other financial products, and risk awareness). Các nhà hoạch định chính sách thường dùng các phương pháp giáo dục truyền thống nhằm tăng cường hiểu biết về các khái niệm, sản phẩm và thị trường tài chính và kỳ vọng rằng trình độ hiểu biết tăng lên sẽ làm thay đổi hành vi. (Policy-makers have traditionally used conventional educational methods to increase knowledge about financial concepts, products, and markets and the expectation that improved knowledge will change behaviour).
Các yếu tố xã hội cũng dẫn dắt hoặc tác động đến hành vi tài chính. (Social factors also drive or affect financial behaviours). Các yếu tố này cũng tác động đến từng cá nhân khi họ mua hàng hóa hoặc lựa chọn đầu tư, ví dụ, khiến họ chi tiêu quá nhiều, mua tài sản khi đang xảy ra bong bóng thị trường, hoặc thậm chí trở thành nạn nhân của lừa đảo tài chính, bất kể trình độ hiểu biết về tài chính của họ ra sao. (These factors influence individuals when they purchase goods or select investments, for example, inducing them to overspend, buy assets during a market bubble, or even fall victim to financial fraud, regardless of their financial literacy level).
Các yếu tố tâm lý khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình giáo dục nhà đầu tư và tăng cường trình độ tài chính. (Other psychological factors also impact the effectiveness of financial literacy and investor education programmes).
Áp dụng nhận thức hành vi vào giáo dục NĐT và nâng cao trình độ tài chính (applications of behavioural insights to investor education and financial literacy)
Hiện chưa có phương pháp thống nhất trong ứng dụng nhận thức hành vi vào các tài liệu và sáng kiến về giáo dục NĐT. (There is no single approach on how to incorporate behavioural insights into the educational materials and initiatives). Ba phương pháp chủ yếu là (Three main approaches identified are): (i) sử dụng các yếu tố tâm lý (thái độ, niềm tin và hành vi) vào đánh giá tác động của các sáng kiến đào tạo (using psychological factors (attitudes, beliefs, and behaviour) in the impact evaluation of educational initiatives); (ii) cung cấp thông tin cho NĐT về những thành kiến hành vi và hướng dẫn NĐT để ra quyết định phù hợp (delivering information to investors about behavioural biases, as well as appropriate decision-making practices); (iii) giúp NĐT vượt qua các thành kiến hành vi đã xác định (helping investors to overcome the identified behavioural biases).
Nhận thức hành vi cũng được ứng dụng vào việc hướng dẫn về phương pháp trong các sáng kiến giáo dục, ví dụ như (Behavioural insights have also applied in the methodological guidelines adopted by the education initiatives, such as):
- Sử dụng các kỹ thuật học tập từ kinh nghiệm để làm cho các khái niệm trở nên dễ hiểu hơn, ví dụ như phương pháp vừa học vừa làm. (Utilising experiential learning techniques to make concepts more actionable, e.g., learningby-doing approach);
- Đơn giản hóa nội dung giảng dạy, ví dụ như dùng quy tắc ngón tay cái4, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, sơ đồ hóa, và hướng dẫn từng bước (Making educational content simple to understand, e.g., rules of thumb, plain language, framing, and step-by-step guides);
- Cung cấp thông tin bằng cách tạo sự thú vị và thân thiện, ví dụ như bằng phim hoạt hình, trị chơi… (Make information available in an entertaining or familiar way, e.g., comics, games).
Cũng có thể áp dụng nhận thức hành vi vào các công cụ đào tạo trên diện rộng, ví dụ như các ứng dụng, tài liệu in hoặc tài liệu trực tuyến, trị chơi tương tác, bên cạnh các phương thức đào tạo truyền thống như tổ chức lớp học, khóa học, hội thảo hay đào tạo từ xa. (It is possible to apply behavioural insights in a wide range of educational tools, such as apps, documents printed or online, interactive games, as well as to traditional educational approaches like class, courses, seminars, and distance learning).
Câu hỏi điều tra định tính hoặc định lượng cùng với các cuộc rà sóat trình độ là các công cụ quan trọng nhằm tăng cường đào tạo NĐT và nâng cao trình độ tài chính. (Qualitative and quantitative surveys, as well as literature reviews, are important tools to to promote investor education or enhance financial literacy).
Việc áp dụng nhận thức hành vi đã giúp cơ quan quản lý TTCK các nước xây dựng được các chương trình hiệu quả tăng cường nhận thức của NĐT cá nhân về tầm quan trọng của kiến thức tài chính, quản lý tài chính cá nhân, cân nhắc chi phí đầu tư và phân tích các báo cáo do các tổ chức đầu tư cung cấp.