Ý kiến chuyên gia đánh giá cao những nỗ lực cải cách vừa qua của Chính phủ và tin rằng trong 5 tới 10 năm tới, hệ thống thể chế kinh tế của Việt Nam sẽ hoàn chỉnh, trong bối cảnh CPTPP đã chính thức có hiệu lực.
Cách đây nhiều thế kỷ, một chiến thuật cổ điển để thao túng giá đã xuất hiện trên Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam (Hà Lan), đó là lan truyền những tin đồn sai sự thật rằng tàu của các công ty kinh doanh chở đầy lông thú và kim cương đang đến và cố gắng tăng giá. Sau này, những chiến thuật như vậy trong thao túng thị trường đã trở nên ít hiệu quả bởi trên thực tế, phải mất một thời gian dài thì những tin đồn mới có thể lan truyền đủ rộng để thực sự tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao, thị trường chứng khóan (TTCK) Việt Nam có xu hướng mở rộng, hội nhập với các TTCK quốc tế trên phạm vi tòan cầu. Song song với sự phát triển của thị trường, các hình thái, dấu hiệu, hành vi thao túng giá ngày càng đa dạng, khó nhận diện. Đồng thời, sự phát triển của các sản phẩm mới trên TTCK đòi hỏi cơ quan quản lý càng phải nỗ lực hơn trong việc nhận diện dấu hiệu, hành vi thao túng giá.
Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng thị trường chứng khóan (TTCK) đóng một vai trị nổi bật trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong thế giới hiện đại. TTCK có thể hòan thành vai trị này nếu tạo niềm tin cho nhà đầu tư và hạn chế các hành vi vi phạm. Với việc mở rộng thị trường tài chính nói chung hay TTCK nói riêng làm đa dạng hóa hình thức giao dịch giữa người mua và người bán để đạt được lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến nảy sinh hình thức thao túng thị trường. Các đối tượng này có khả năng thao túng hoạt động giao dịch trên TTCK và tạo ra cung cầu giả khuyến khích nhà đầu tư mua cổ phiếu. Thao túng TTCK làm tổn hại niềm tin của công chúng đầu tư và là một trở ngại cho mục tiêu phát triển chiều sâu thị trường. Phải có những biện pháp kiểm sóat và đặt ra các quy định về chống thao túng thị trường, đặc biệt là cần thiết để đối phó với hiện tượng này để tránh làm méo mó niềm tin của nhà đầu tư và đối đầu với các hành vi tạo giá.
Tái cấu trúc thị trường tài chính, trong đó có tái cấu trúc thị trường chứng khóan (TTCK) là một trong những cấu phần của tái cấu trúc nền tài chính quốc gia nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, tòan diện và bền vững. Trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2018 với chủ đề “Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, tòan diện và bền vững của Việt Nam”, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (UBCKNN) Phạm Hồng Sơn đã có bài tham luận về tái cấu trúc TTCK. Bài viết đánh giá thực trạng quá trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp. Tạp chí Chứng khóan xin giới thiệu với độc giả bài viết này.
Tại nhiều thị trường chứng khóan (TTCK) chủ chốt trên thế giới, mùa công bố lợi nhuận quý II mới khởi động mà nhà đầu tư chứng khóan đã tỏ ra thất vọng, thậm chí còn khởi kiện doanh nghiệp như Facebook tại Mỹ với lý do làm họ mất một số tiền không nhỏ. Đó có lẽ là một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư không ngần ngại bán tháo cở phiếu mỗi khi đón nhận thông tin lợi nhuận bất lợi của doanh nghiệp và "vô tình" đẩy các TTCK chìm sâu hơn.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khai màn khi các biện pháp đánh thuế lẫn nhau chính thức có hiệu lực, mang theo một rủi ro lớn khi căng thẳng thương mại leo thang có thể làm suy giảm hoạt động đầu tư, tác động tiêu cực tới chi tiêu, khiến các thị trường tài chính bất ởn và làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ấn tượng trước khi cuộc chiến áp thuế bắt đầu, trong khi kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng chậm hơn, đòi hỏi những biện pháp hỗ trợ khi căng thẳng thương mại với Mỹ có nguy cơ gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018 nhìn chung tiếp tục duy trì xu thế tích cực. Do vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm tiếp tục tích cực, những nỗ lực cải cách phát triển trong thời gian qua được các tổ chức quốc tế nhìn nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, những cảnh báo về sức ép của lạm phát, tỷ giá hối đối, hệ quả của xu thế bảo hộ mậu dịch cũng như những biến động về địa chính trị, chiến tranh thương mại, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn... vẫn cần được theo dõi chặt chẽ để có những đối sách phù hợp.
Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả đã thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa khối lượng giao dịch (KLGD) hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 và biến động của chỉ số VN30 trong giai đoạn từ khi mới thành lập thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) tới nay. Kết quả của kiểm định Granger cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thay đổi trong KLGD HĐTL chỉ số và biến động của chỉ số VN30. Thêm vào đó, kết quả mô hình hồi quy còn cho biết được độ lớn của mới quan hệ này cũng như tác động theo chiều tỷ lệ nghịch giữa khối lượng HĐTL chỉ số và chỉ số VN30.