Phương thức giám sát trên TTCK
Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (UBCKNN) với vai trị là cơ quan quản lý, giám sát TTCK thực hiện việc giám sát giao dịch dựa trên các nguồn tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn và các nguồn thông tin khác. Đồng thời, UBCKNN cũng tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các đối tượng giám sát khi phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường theo báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khóan (SGDCK) và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch và cung cấp các dịch vụ chứng khóan. Trên cơ sở đó, UBCKNN sẽ phân tích sâu hơn để phát hiện các giao dịch thao túng thị trường và các hành vi vi phạm khác để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Hiện nay, việc giám sát, phát hiện, xử lý đối với hành vi vi phạm trên TTCK được thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Theo đó, SGDCK là đơn vị giám sát tuyến đầu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, các đơn vị chức năng của UBCKNN là đơn vị giám sát tuyến 2, thực hiện giám sát sâu, làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Trường hợp khi vi phạm đã rõ, các đơn vị chức năng lập hồ sơ chuyển Thanh tra xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp cần xác minh, thu thập thơng tin làm rõ vi phạm, các Vụ chức năng sẽ tiến hành kiểm tra hoặc đề nghị Thanh tra phối hợp thanh, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, cơ quan cơng an xác minh đối với trường hợp phức tạp khi cần thiết. Việc tổ chức các đòan thanh, kiểm tra ngày càng được tăng cường, cả về chất lượng cũng như số lượng đòan đội, đặc biệt chú trọng triển khai các đòan kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm trên thị trường.
Phát hiện dấu hiệu hành vi thao túng giá chứng khóan là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi để chứng minh một hành vi thao túng thị trường hầu như thường phụ thuộc vào các bằng chứng gián tiếp. Chứng minh được hành vi thao túng giá là một quá trình phức tạp, không hề dễ dàng, cần tới việc tập hợp, phân tích một khối lượng thông tin và số liệu khổng lồ. Theo thông lệ quốc tế và các quy định của các nước, về cơ bản các bước điều tra xác định thao túng thị trường có thể được thực hiện với các bước chủ yếu như Hình 1.
Như vậy, có thể nói việc thu thập thêm thông tin và tìm kiếm bằng chứng về người hưởng lợi ích tài chính trực tiếp trong vụ thao túng là cách mang tính quyết định để chứng minh mục đích thao túng. Tuy nhiên, việc xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra các bằng chứng chứng minh hoạt động thao túng thị trường là việc không dễ dàng, gần như hòan tòan phụ thuộc vào các bằng chứng gián tiếp. Hơn nữa, các cuộc điều tra về thao túng cần khối lượng thời gian rất lớn để thu thập dữ liệu và phân tích. Cuối cùng, điều tra phải chứng minh được rằng hành động của đối tượng thao túng nhằm mục đích thao túng cổ phiếu. Bằng chứng về lợi nhuận tài chính trực tiếp của đối tượng thao túng từ các âm mưu thao túng chứng minh một cách thuyết phục về một hành vi thao túng thị trường.
Trên TTCK phái sinh (TTCKPS), về cơ bản, hoạt động giám sát được thực hiện thông qua các cảnh báo hàng ngày và đánh giá phân tích trên cơ sở dữ liệu giao dịch nhiều ngày và mục tiêu của giám sát TTCKPS không chỉ là phát hiện các hành vi vi phạm mà còn sớm có cảnh báo các dấu hiệu có thể trở thành hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường và sự phát triển bền vững của thị trường này. Để thực hiện được việc này, cơ quan quản lý, giám sát cần thực hiện giám sát liên thị trường giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh. Bởi có thể sẽ xuất hiện hiện tượng thao túng giá trên TTCK cơ sở để kiếm lợi trên TTCKPS và ngược lại. Đây là hình thức khá phổ biến trên thị trường thế giới, do đặc điểm của các sản phẩm phái sinh là đến ngày đáo hạn thường sử dụng giá tài sản cơ sở để làm giá thanh tóan cuối cùng. Mục tiêu của đối tượng thao túng giá là kiếm lợi trên TTCKPS nhờ tác động vào giá thanh tóan cuối cùng của tài sản cơ sở. Trái ngược với hình thức trên, các đối tượng sử dụng hình thức này sẽ tác động vào thị trường phái sinh để kiếm lợi trên thị trường cơ sở, hình thức này thường xảy ra đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất vì bản chất đến ngày đáo hạn thì các hợp đồng tương lai phải có tài sản cơ sở để chuyển giao đối với bên bán.
Những mặt được và hạn chế trong hoạt động giám sát các hành vi thao túng giá chứng khóan
Nhận thức rõ được pháp luật là công cụ tối ưu để phịng tránh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chứng khóan và TTCK, đặc biệt là hành vi giao dịch thao túng giá chứng khóan, kể từ khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản, quy định hướng dẫn giám sát giao dịch trên TTCK Việt Nam cũng đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Có thể nói về cơ bản, hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động giám sát giao dịch chứng khóan nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các dấu hiệu, hành vi vi phạm thao túng giá chứng khóan đã tương đối đầy đủ, giúp cơ quan quản lý kịp thời ngăn chặn, xử lý hiệu quả hành vi này. Việc cơ quan quản lý thường xuyên đánh giá, cập nhật, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật giúp phát hiện, xử lý kịp thời, giảm thiểu các hiện tượng làm giá, thao túng giá cổ phiếu, tạo ra sự công bằng trong các giao dịch mua, bán chứng khóan trên TTCK có tổ chức.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCKPS cũng đã được ban hành, quy định tương đối đầy đủ các nội dung nhằm quản lý rủi ro trên TTCKPS như: điều kiện kinh doanh đối với công ty chứng khóan (CTCK) về vốn, điều kiện kinh doanh đối với tổ chức kinh doanh chứng khóan phái sinh (CKPS)... SGDCK Hà Nội, nơi tổ chức giao dịch CKPS cũng đã có những nghiên cứu để giám sát hoạt động giao dịch trên TTCKPS hướng tới ngăn ngừa nguy cơ thao túng giá và rủi ro vận hành qua việc đưa ra cơ chế xác định giá CKPS, lựa chọn và thiết kế tài sản cơ sở tránh thao túng giá. Cùng với việc ban hành các quy định giao dịch - cấm sửa, hủy trong phiên khớp lệnh định kỳ phòng chống làm giá đối với CKPS, còn có các quy định về việc giới hạn khối lượng đặt lệnh lớn, phòng tránh lỗi và giới hạn vị thế.
Hiện nay, công tác giám sát giao dịch chứng khóan trên TTCK đã có sự hỗ trợ của hệ thống giám sát giao dịch chứng khóan (MSS) trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhà đầu tư trên thị trường, thu thập các báo cáo, dữ liệu giao dịch chứng khóan trên thị trường... Tuy nhiên, không phải bất cứ dấu hiệu giao dịch bất thường nào cũng có thể xác định được là giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khóan và TTCK (các hành vi giao dịch bị cấm).
Để hạn chế các hành vi thao túng giá trên TTCKPS, SGDCK các nước thường sử dụng các phần mềm giám sát có tính năng theo dõi liên thị trường, cả thị trường cơ sở và thị trường phái sinh; sử dụng một số biện pháp mang tính kỹ thuật để ngăn ngừa, hạn chế tối đa hành vi thao túng giá. Ngòai các công cụ kỹ thuật trên, sản phẩm phái sinh đưa vào giao dịch cũng được cơ quan quản lý xem xét cân nhắc kỹ về tính phù hợp với tài sản cơ sở, nghiên cứu nhu cầu thực tế của thị trường và biến động của tài sản cơ sở và việc đưa ra quy định giới hạn vị thế cho từng loại nhà đầu tư cũng là biện pháp hữu hiệu để hạn chế giao dịch thao túng giá trên TTCKPS.
Tuy nhiên, trong bối cảnh TTCKPS Việt Nam mới đi vào hoạt động, việc nhận diện, ngăn ngừa các hành vi thao túng giá bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do các hành vi vi phạm trên TTCKPS thậm chí còn khó nhận diện hơn so với TTCK cơ sở.
Trong thời gian gần đây, công tác giám sát giao dịch của SGDCK và UBCKNN cho thấy phương thức dùng nhiều tài khoản giao dịch để thực hiện hoạt động thao túng giá chứng khóan, qua đó trục lợi từ TTCK đã trở thành một hành vi được sử dụng trong hầu hết các vụ việc thao túng giá chứng khóan. Đa số các vụ việc đều có dấu hiệu một hoặc một nhóm nhà đầu tư sử dụng rất nhiều tài khoản của mình và của người khác thông qua việc mượn tài khoản giao dịch chứng khóan hoặc nhận ủy quyền quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch chứng khóan để thao túng thị trường, nhằm mục đích trục lợi. Do vậy, để có cơ sở xử lý được hành vi vi phạm quy định giao dịch chứng khóan trên TTCK - thao túng giá chứng khóan, đòi hỏi phải xác định được các dấu hiệu của các vi phạm này, theo đó phải làm rõ sự cấu kết, thông đồng giữa các đối tượng; các phương thức, thủ đoạn đối tượng sử dụng để tạo cung cầu giả tạo, tạo giá chứng khóan giả tạo... thông qua việc xác minh mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn; kiểm tra các dữ liệu ngân hàng về luồng tiền, nguồn tiền, sao kê các cuộc gọi điện thoại, điện tín, email giữa các đối tượng; triệu tập các đối tượng nghi vấn và nhân chứng để đối chất, làm rõ hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cán bộ giám sát giao dịch không phải là người có tất cả quyền hạn cần thiết để dễ dàng tìm ra bằng chứng chứng minh hành vi thao túng giá chứng khóan mà phải có sự phối hợp, hợp tác từ các tổ chức, đơn vị liên quan để có được những thông tin liên quan trong việc xác định hành vi thao túng của đối tượng có nghi ngờ.
Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi thao túng giá chứng khóan
Thực tế hiện nay cho thấy, UBCKNN chưa có các thẩm quyền mạnh, có tính cưỡng chế thực thi cao như quyền triệu tập đối tượng để đối chất; quyền yêu cầu các cơ quan liên quan như ngân hàng, bưu điện cung cấp thông tin về dòng tiền, nguồn tiền, sao kê điện thoại. Mặt khác, hoạt động kiểm tra, thanh tra là các chức năng của cơ quan quản lý nên việc kiểm tra, thanh tra chỉ giới hạn ở các đối tượng thuộc sự quản lý của UBCKNN. Tuy nhiên, đối với vi phạm thao túng giá chứng khóan, như đã đề cập ở phần trên, đối tượng vi phạm thực sự có thể không phải là các nhà đầu tư trực tiếp đứng tên mở tài khoản mà là các đối tượng đứng sau cung cấp tiền, chứng khóan để thao túng giá chứng khóan, cung cấp thông tin để giao dịch chứng khóan; đối tượng này có thể không phải là các tổ chức, cá nhân trong nước mà có thể là các tổ chức, cá nhân nước ngồi. Do có hạn chế về thẩm quyền, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để xác minh, làm rõ và xử lý các vi phạm thao túng, nội gián trên thị trường.
Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2009 đã bổ sung 3 tội danh trong lónh vực chứng khóan, trong đó có tội “Thao túng giá chứng khóan”. Tuy nhiên, để xử lý hình sự tội danh này phải xác định được yếu tố cấu thành tội phạm là mức độ gây hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm (gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư và hậu quả phi vật chất). Trên thực tế, các thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư rất khó xác định và tính tóan; việc xác định các thiệt hại phi vật chất cũng mang tính định tính cao. Vì vậy, thời gian qua, việc xử lý hình sự các vụ việc thao túng giá gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều vụ việc UBCKNN chuyển sang cơ quan công an đề nghị điều tra, xử lý bị kéo dài do không xác định được mức độ gây hậu quả của hành vi vi phạm.
Các giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát giao dịch chứng khóan hướng tới phát hiện, ngăn ngừa hành vi thao túng giá chứng khóan kịp thời, hiệu quả
Về hòan thiện cơ chế chính sách
Để nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động trên TTCK, UBCKNN đang xây dựng dự án Luật Chứng khóan (sửa đổi), trong đó, đề xuất tăng cường năng lực phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm có tính trục lợi trên thị trường, đề xuất bổ sung cho UBCKNN các quyền như: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng có dấu hiệu vi phạm; Yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về giao dịch tài khoản ngân hàng của đối tượng có dấu hiệu vi phạm; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến làm việc để làm rõ hành vi vi phạm.
Tăng cường phối hợp trong triển khai công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm
Để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các dấu hiệu, hành vi thao túng giá chứng khóan đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ kịp thời giữa cơ quan quản lý, các SGDCK và Trung tâm Lưu ký Chứng khóan (TTLKCK). Theo đó, việc đánh giá, hòan thiện cơ chế quản lý, giám sát và xử lý vi phạm là thuộc chức năng của cơ quan quản lý, giám sát. Việc triển khai công tác đào tạo cho các CTCK là thành viên giao dịch, việc xây dựng các tiêu chí giám sát giao dịch trên TTCK cơ sở và TTCKPS, cũng như việc xây dựng tiêu chí giám sát liên thị trường thuộc nghĩa vụ của các SGDCK nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp tác động, thao túng trên thị trường cơ sở để hưởng lợi trên TTCKPS và ngược lại. Việc triển khai hoạt động thanh tóan bù trừ các giao dịch trên thị trường, cũng như giám sát vị thế, ký quỹ của nhà đầu tư thuộc nghĩa vụ của TTLKCK Việt Nam.
Tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm luôn hướng tới mục tiêu bảo đảm tính tòan vẹn và kỷ luật thị trường, đặc biệt là việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá chứng khóan đảm bảo nguyên tắc hoạt động của thị trường công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý giám sát, nắm tình hình hoạt động của các công ty đại chúng (CTĐC), hỗ trợ công tác quản lý giám sát và thực thi pháp luật về chứng khóan và thuế, UBCKNN đã tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trong thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với cơ quan công an, cơ quan thuế để nắm tình hình hoạt động của các CTĐC nhằm tăng cường quản lý giám sát, phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật; phóai hợp chặt chẽ với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc báo cáo về các giao dịch có khóai lượng lớn đóai với cổ phiếu của các tổ chức tín dụng niêm yết trên TTCK nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát trên TTCK.
Tiếp tục hòan thiện hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác giám sát
Để công tác giám sát giao dịch được triển khai kịp thời, hiệu quả, sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là vấn đề luôn được cơ quan quản lý, giám sát TTCK chú trọng. Trong thời gian tới, hệ thống giám sát - MSS cần tiếp tục được đánh giá, nâng cấp, bổ sung tính năng cần thiết để hỗ trợ cán bộ giám sát triển khai công tác chính xác, kịp thời và hiệu quả, góp phần xây dựng TTCK Việt Nam an tòan, phát triển bền vững, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm, quy định, hướng dẫn hoạt động của TTCK và tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm. Tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao hiểu biết cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường. Việc tuyên truyền, đào tạo này cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục khi có sự cập nhật thay đổi về cơ chế chính sách.
Tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm luôn hướng tới mục tiêu bảo đảm tính tòan vẹn và kỷ luật thị trường, đặc biệt là việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá chứng khóan đảm bảo nguyên tắc hoạt động của thị trường công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.